Viêm mũi dị ứng có lây? Triệu chứng, các biến chứng nguy hiểm và cách điều trị

Căn bệnh viêm mũi dị ứng ngày một phổ biến nên không ít người băn khoăn rằng viêm mũi dị ứng có lây không?Hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt với viêm mũi dị ứng, trong đó có đến 40% trẻ em và 10 – 30% người trưởng thành bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng. 
1. Viêm mũi dị ứng có lây không? Viêm mũi dị ứng là gì và tại sao căn bệnh này lại tăng nhanh :

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý có cơ chế dị ứng, không phải bệnh truyền nhiễm nên không lây.

Cách để phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất

     Viêm mũi dị ứng là tình trạng lớp niêm mạc (lớp màng bên trong mũi) bị viêm khi bạn hít phải dị nguyên hay tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng. Viêm mũi dị ứng có 2 loại:

  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Các triệu chứng có thể xảy ra quanh năm. Tác nhân gây dị ứng chủ yếu là bụi, lông động vật, nấm mốc…
  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Chỉ xảy ra vào một thời điểm nhất định trong năm, thường là mùa xuân. Tác nhân gây dị ứng phổ biến là phấn hoa.

     Tình trạng Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân chính:

– Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp cùng với sự gia tăng nhanh của các phương tiện giao thông khiến chúng ta có nguy cơ cao hít phải các chất gây ô nhiễm như NO2, SO2… và các hạt khí thải từ động cơ diesel.

– Không chỉ đối mặt với ô nhiễm không khí bên ngoài mà nồng độ các chất gây ô nhiễm bên trong không gian sống, sinh hoạt còn cao hơn gấp 2-5 lần, trong đó các yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là khói thuốc lá, các hóa chất tẩy rửa, bụi, côn trùng, phấn hoa….

  ” Khi các hạt vật chất nguy hại này đi vào đường hô hấp, chúng sẽ phá hủy và kích ứng thành tế bào ở niêm mạc đường hô hấp, khiến cơ thể giải phóng các chất gây dị ứng, gây ra các phản ứng viêm và làm gia tăng các triệu chứng của viêm mũi dị ứng” 

2. Những triệu chứng phổ biến nhất của viêm mũi dị ứng: 

Viêm mũi dị ứng là gì, Nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà - Blog Bác Sĩ Trực Tuyến - Liferay

  •   Nghẹt mũi (do niêm mạc mũi bị sưng)
  • Chảy nước mũi, chảy nước mắt
  • Hắt hơi
  • Ngứa mắt, mũi, miệng, cổ họng và các vùng da khác trên cơ thể
  • Xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt
  • Đau đầu
  • Ho
  • Có các vấn đề về hô hấp như khó thở
  • Mệt mỏi
  • Khó tập trung

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ kéo dài bao lâu phụ thuộc khác nhau ở từng người. Có trường hợp các triệu chứng chỉ diễn ra trong vài giờ, vài ngày, thậm chí là vài tháng nhưng cũng có trường hợp có thể kéo dài cả năm. Các triệu chứng nhẹ hay nghiêm trọng đều ảnh hưởng đến công việc, các hoạt động hàng ngày bệnh nhân.

3. Phân biệt viêm mũi dị ứng rất dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường:

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và cảm lạnh thông thường khá là giống nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn. Nguyên nhân gây cảm lạnh thường là do virus, lây nhiễm qua đường hô hấp trên (mũi và họng). Khi bị cảm lạnh, bạn có thể bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, sốt nhẹ, đau đầu hoặc đau họng, bạn sẽ không bị ngứa, chảy nước mắt. Các triệu chứng cảm lạnh sẽ kéo dài khoảng 2 tuần dù bạn có điều trị hay không.

Trong khi đó, nếu bị viêm mũi dị ứng, bạn vẫn sẽ bị sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi nhưng không có triệu chứng sốt và ít khi bị ho. Bạn có thể bị ngứa, chảy nước mắt, ngứa cổ họng. Các triệu chứng có thể kéo dài vài tuần, vài tháng, thậm chí cả năm.

4. Điều trị viêm mũi dị ứng như thế nào:

Khi thấy có các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân (tác nhân gây dị ứng) để việc điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh. Bạn không cần phải quá lo lắng, bác sĩ sẽ đề xuất một số loại thuốc phù hợp giúp giảm các triệu chứng.

Dùng theo Thuốc Tây Y: Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc kháng histamin thế hệ mới chứa các hoạt chất như Fexofenadine giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa… (Đặc biệt, các loại thuốc này không gây buồn ngủ nên bạn có thể yên tâm sử dụng mà không lo ảnh hưởng đến công việc hay các hoạt động hàng ngày.)

Dùng theo phương pháp Đông Y: Bạn có thể sử dụng phương pháp Dân Gian: dùng Tinh dầu Thập Tự Vàng Thái Lan để Xông Hít vùng khoang Mũi bằng các: nhỏ 1 giọt dầu vào ly 50ml nước sôi 100C, để trước mũi và hít sâu vào. Tinh dầu thảo dược Xông hơi sẽ làm loãng dịch mũi, giúp hoạt động hô hấp diễn ra dễ dàng hơn. Các tinh dầu sát khuẩn, chống viêm sẽ giảm sưng viêm, khôi phục trạng thái ban đầu của niêm mạc mũi. Thêm vào đó, mùi thơm của thảo dược và tinh dầu sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc, thần kinh thoải mái, giấc ngủ sâu hơn. Bạn xông ngày 2 lần trong 3-5 ngày sẽ hết hẳn các triệu chứng.

Tinh dầu Thập Tự Vàng Thái Lan được chiếc xuất 100% từ thảo dược quý của Thái Lan nên bạn yên tâm sử dụng lâu dài mà không có tác dụng phụ. Sản phẩm Dầu Thập Tự Vàng Thái Lan rất uy tín, có chất lượng hàng đầu và đảm bảo công dụng của sản phẩm đã được chứng minh bằng nghiên cứu lâm sàng với người Dân tại Thái Lan và Việt Nam.

5. Người bị viêm mũi dị ứng không dùng thuốc điều trị có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm:

Viêm mũi dị ứng không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng của viêm mũi thường khiến bạn mệt mỏi, khó ngủ, khó chịu và thậm chí là có thể dẫn đến trầm cảm.

Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị [THÔNG TIN QUAN TRỌNG] - Xuất bản thông tin

          Ngoài ra, nếu không điều trị, viêm mũi dị ứng sẽ trở thành mãn tính và có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Viêm và tắc nghẽn mũi mãn tính, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn trong đường thở
  • Viêm xoang cấp hoặc mãn tính
  • Viêm tai giữa hoặc nhiễm trùng tai
  • Ngưng thở khi ngủ hoặc các rối loạn giấc ngủ
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Các vấn đề về răng miệng do thở quá nhiều bằng miệng
6. Làm thế nào để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả:

Cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ bùng phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể thử:

  • Đeo khẩu trang, kính mát khi đi ra ngoài, nhất là vào những ngày không khí ô nhiễm nặng
  • Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, bụi bẩn
  • Tránh xa thuốc lá và khói thuốc
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, cần chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ
  • Sử dụng máy lạnh, máy lọc không khí, cần chú ý vệ sinh máy lạnh sạch sẽ
  • Tránh tiếp xúc với vật nuôi. Nếu tiếp xúc, cần rửa tay bằng xà phòng và nước, đồng thời giặt quần áo sạch sẽ ngay sau đó.

     ” Chúc Bạn đọc luôn mạnh khoẻ, và có một cuộc sống tràn đầy năng lượng “

Bài viết liên quan